Bác sỹ Nguyễn Minh Hồng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ Y học Việt Nam cho biết, phụ nữ mang thai cần thu nạp cho cơ thể khoảng 500 calorie mỗi ngày. Nói cách khác, bạn nên ăn gấp đôi số lượng bình thường. Điều này buộc bạn ăn uống 5 đến 6 bữa nhỏ một ngày, thay vì 2 đến 3 bữa lớn. Và buộc bạn phải thu nạp đủ chất đạm, tinh bột và đường. Bạn cần biết chọn các loại thực phẩm giàu đạm, như thịt bì, heo, cừu, cá, tôm, thịt gia cầm, trứng, phô mai, sữa, lòng heo, lòng bò, bánh mì (bằng bột mì nguyên chất), các loại đậu (xanh, đen), hạt mè, đậu phộng (lạc)... Đường phức hợp là các chất tinh bột có trong các loại ngũ cốc, gạo lức, khoai tây, đậu (đen, xanh, nành), đậu Hà Lan, bánh bích quy làm từ ngũ cốc.
Một nghiên cứu cho thấy, người chuẩn bị làm mẹ ăn quá ít chất bổ dưỡng sẽ có tỉ lệ cao hơn bình thường về sảy thai, hoặc bé bị thiếu cân. Đứa bé trong bụng có thể thỏa mãn nhu cầu nếu người mẹ mang thai ăn nhiều thức ăn đa dạng, như trái cây, rau củ, các loại đậu, bột ngũ cốc nguyên chất, các thịt, gia cầm, các sản phẩm sữa ít béo. Một nghiên cứu của Đan Mạch cho thấy, ăn cá giàu chất béo như cá hồi cá mòi rất có thể giảm thiểu rủi ro bé bị sinh thiếu tháng. Bệnh thiếu máu và chứng tiền sản giật thường xuất hiện ở các bà mẹ dinh dưỡng kém, hay như bị chuột rút có thể do bạn ăn không đủ muối. Nếu người mẹ bị suy dinh dưỡng trầm trọng, não của bé không thể hoạt động tối ưu. Ăn không đủ dưỡng chất suốt thời kỳ mang thai còn có thể kéo dài ảnh hưởng trong suốt cuộc đời đứa bé, và gây ra những bệnh của tuổi trung niên, như: Cao huyết áp, bệnh động mạch vành và chứng béo phì. Ngược lại, khi người mẹ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ sinh ra đứa con đúng chẩn, dễ chăm sóc hơn, mạnh mẽ hơn, tinh nhanh hơn, cũng như ít bị đau bụng, tiêu chảy, ít thiếu máu và nhiễm trùng hơn.
Axít folic đặc biệt quan trọng đố với sự phát triển của hệ thần kinh. Một nghiên cứu cho thấy, việc uống bổ sung axít folic kéo dài từ ba tháng trước lúc mang thai đến 12 tuần đầu của thai kỳ làm giảm sự cố khuyết tật dây thần kinh. Bên cạnh uống axít folic, bạn nên bổ sung dưỡng chất này bằng việc ăn, uống: Rau sống, đậu hà Lan, bột đậu nành, cam, chuối, hạt bắp, trái dừa. Không nên ăn gan động vật trong lúc có thai, do nó có lượng vitamin A cao, có thể gây độc cho bào thai. Nếu bạn không dùng các sản phẩm từ sữa, nhất thiết phải bổ sung thêm vitamin B12 (Cần nhớ, phải hỏi ý kiến của bác sĩ, không được tự tiện mua thuốc bổ về uống khi mang thai, vì nếu vitain được dùng quá liều lượng sẽ trở thành độc hại).
Phụ nữ mang thai nên tránh một số thực phẩm nghèo năng lượng, mà thông thường chúng chỉ chứa chất tạo ngọt và tinh bột, như: Mứt, trái cây ngào đường, kem, trái cây đóng hộp có sirô, bánh bột có đường. Nên tránh dùng những thực phẩm chế biến sẵn có đường (đường trắng lẫn đường vàng, mật và các sản phẩm có đường nhân tạo). Những đồ ăn vặt như bánh mì hamburger, khoai chiên, kẹo sôcôla đều tạo ra nhiều chất mỡ và đường, chúng không có nhiều giá trị đối với bé đang phát triển, mà còn làm cho người mẹ tăng cân. Tránh thức ăn chế biến sẵn, do rất dễ có các hóa chất. Cần tránh thức ăn có muối mặn, các loại bột ngọt, chất này có thể gây mất nước và nhức đầu cho một số phụ nữ. Không nên ăn các loại thức ăn được bảo quản lâu, như cá, thịt hun khói, thức ăn ngâm muối, hoặc giấm.
BS Nguyễn Minh Hồng khuyên, trong điều kiện phụ nữ mang thai làm việc nơi công sở thông tầm từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, nên chuẩn bị thức ăn có sẵn để ở nơi làm việc. Đó là nước khoáng, nước trái cây không ngọt, yaourt không đường, trứng luộc, trái cây tươi, các loại rau ăn dặm (Cà rốt, cà chua), hạt rang (hạt điều, hạt bí), bột sữa có canxi, bánh bích quy làm bằng ngũ cốc nguyên chất, bánh kẹo có glucose
0 nhận xét:
Đăng nhận xét